Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Một sự thật mà các bạn chưa biết về não bộ của trẻ và cách giúp trí não trẻ phát triển tốt nhất

Một thực tế cho thấy chúng ta chỉ mới sử dụng từ 2-> 5% công suất của não, phần còn lại chính chúng ta đang làm phí phạm nó, vậy làm thế nào để tối ưu được nó

Tất cả đều nằm ở thói quyen sử dụng não bộ của mỗi người, mỗi người đều có bán cầu não trái và phải, nhưng đa phần chúng ta chỉ thường xuyển sử dụng bán cầu lão trái hay phải
Vì vậy trong cuộc sống chúng ta nên biết qua về não bộ của chúng ta, từ đó hướng con em mình sử dụng công suất của não bộ nhiều hơn

 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HAI BÁN CẦU NÃO
- Não trái: Logic, phân tích, chính xác, chi tiết, ngôn ngữ, lập luận, nguyên tắc, thích nhìn ngắm, thích các quy tắc,...
- Não phải: Tổng hợp, sáng tạo, cảm xúc, bất quy tắc, thích sờ nắm,...

 NGUYÊN TẮC HỌC TẬP TỰ NHIÊN HAY CÒN GỌI LÀ HỌC TẬP BẰNG NÃO BỘ
(Thật may là chúng ta hoàn toàn có thể giúp bộ não của mình hoạt động tốt hơn khi nắm vững được các nguyên tắc mà não bộ làm việc)

(1). Não là một bộ xử lý song song: Cùng một lúc chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chức năng của cả hai bán cầu não và khiến chúng làm việc song song (VD: Việc chúng ta vừa học (ghi nhớ kiến thức - Não trái), vừa nghe 1 bản nhạc không lời (Cảm thụ âm nhạc - Não phải)

(2). Học tập liên quan đến toàn bộ sinh lý học: Điều này là hiển nhiên bởi thể lực, cảm xúc đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và nhận thức của mỗi cá nhân.

(3). Việc tìm hiểu ý nghĩa là hoạt động bẩm sinh: Chúng ta hãy cùng nhớ lại hoặc quan sát 1 đứa trẻ 2-3 tuổi đã khám phá thế giới bằng muôn vàn câu hỏi tìm hiểu và khám phá "Vì sao thế này?, vì sao thế kia?" về tất cả những thứ xung quanh chúng. Đó chính là bản chất học tập của não bộ, nhưng theo thời gian và môi trường giáo dục áp đặt thì sự tò mò và ham tìm hiểu đó đã dần dần mai một và thậm chí biến mất (ở không ít người).

(4). Việc tìm hiểu ý nghĩa diễn ra thông qua mô hình hóa: Mỗi người đều có cách thức học tập, ghi nhớ theo cách thức riêng của mình. Về bản chất, não bộ luôn có cách sắp xếp và phân loại thông tin một cách có ý nghĩa.

(5). Cảm xúc rất quan trọng đối với mô hình hóa: Chẳng phải vẫn có câu "Đòn đâu nhớ mãi" đó sao? Thực chất chúng ta bị ấn tượng và nhớ mãi trận đòn đó là vì nó đem lại cảm xúc mạnh mẽ. Não bộ làm việc tốt nhất khi chúng ta có những trải nghiệm học tập và làm việc mang tính cảm xúc.

(6). Não xử lý tổng thể và từng phần đồng thời cùng một lúc: Quá trình phân tích, đánh giá, lập luận 1 vấn đề chính là lúc chúng ta dùng não trái để đi đến quyết định tổng thể (não phải). Tất cả những điều này diễn ra gần như cùng 1 thời điểm.

(7). Quá trình học tập bao gồm cả sự tập trung chú ý và nhận thức ngoại vi: Bộ não của chúng ta phản ứng với toàn bộ các nhận thức bằng giác quan. Chúng ta hoàn toàn có thể vừa làm việc bằng thị giác (Đọc một cuốn sách), vừa nghe 1 bản nhạc không chủ đích. Tất cả các thông tin mà các giác quan của chúng ta tiếp xúc được đều được đưa vào não bộ.

(. Quá trình học tập liên quan đến cả hai quá trình có ý thức và vô thức: Tất cả những thông tin bên ngoài đều được bộ não nhận thức một cách vô thức mà người học không thể cảm nhận được.

(9). Có hai loại trí nhớ: trí nhớ không gian và trí nhớ thuộc lòng: Trí nhớ không gian là loại trí nhớ có được do người học tự trải nghiệm và rút ra bài học, trí nhớ thuộc lòng là việc chúng ta bị ép buộc phải nhớ những nguồn thông tin rời rạc (việc học thuộc kiến thức và trả bài khi đi thi là điển hình). Trí nhớ không gian (hay còn gọi là trí nhớ tự nhiên) trở thành một phần trong kinh nghiệm của mỗi cá nhân và không bao giờ bị quên, nhưng tuổi thọ của trí nhớ thuộc lòng chỉ kéo dài tối đa 90 ngày. Đây chính là lý do vì sao chúng ta không thể nào nhớ được kiến thức mà mình đã học để đi thi sau khoảng 3 tháng.

(10). Chúng ta hiểu và ghi nhớ tốt nhất khi (các sự kiện) thực tế và các kỹ năng được lồng vào trí nhớ không gian – trí nhớ tự nhiên: Điều này là hiển nhiên, như đã được giải thích ở trên.

(11). Quá trình học được tăng cường bởi thách thức và bị ức chế bởi những đe dọa: Khi có môi trường học tập mang tính trải nghiệm, đầy thách thức và an toàn thì não bộ ở trạng thái hoạt động tốt nhất, nhưng khi bị đe dọa, áp đặt thì não bộ sẽ hoạt động kém hiệu quả. Đó là lý do vì sao cách khuyến khích và động viên con trẻ sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn nhiều thay vì chỉ hăm dọa và quát nạt.

(12). Mỗi bộ não là duy nhất: Điều này là hiển nhiên bởi các bộ phận trong não bộ của các cá nhân là giống nhau nhưng cách thức chúng hoạt động và được tích hợp thì rất rất khác nhau.
Khi bé còn nhỏ, bạn nên giúp bé chơi các trò chơi vận động để giúp não bộ của bé hoạt động tốt hơn
Bạn có thể tham khảo những trò chơi vận động bổ ích cho não bộ của bé tại website : /http://dochoixuccat.tin.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét